Kinh nghiệm xuất khẩu giày dép sang Canada

Hằng năm Canada nhập khẩu từ 1,1- 1,3 tỷ USD giày dép các loại. Việt Nam là một trong số các nước xuất khẩu giày dép lớn vào Canada, với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 30-35 %/năm, là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Do vậy, từ vị trí thứ 6 năm 2001, Việt Nam đã vươn lên xếp vị trí thứ 2 trong danh sách các nước xuất khẩu giày dép lớn nhất vào Canada chỉ sau Trung Quốc. 
 

tiêu thụ sản phẩm giày dép tại Canada: 2003 - 2011 (đơn vị nghìn đôi)

 
2003
 
2004
 
2005
 
2006
 
2007
 
2008
 
2009

(dự báo)
 
2010

(dự báo)
 
2011

(dự báo)
 
Giày cho nam
 
23.781,6
 
24.432,8
 
26.582,0
 
29.619,0
 
31.885,7
 
34.181,5
 
36.676,8
 
39.317,5
 
42.187,7
 
Giày cho nữ
 
30.816,6
 
30.940,4
 
33.355,1
 
36.541,1
 
38.704,0
 
40.948,8
 
43.487,7
 
46.140,4
 
49.001,1
 
Giày cho trẻ em
 
9.692,8
 
9.823,6
 
10.629,3
 
11.721,0
 
12.495,4
 
13.357,6
 
14.292,6
 
15.278,8
 
16.348,4
 
Tổng
 
64.291,0
 
65.196,8
 
70.566,3
 
77.881,0
 
83.085,2
 
88.488,0
 
94.457,1
 
100.736,7
 
107.537,1
 

(Nguồn: Euromonitor )

Các doanh nghiệp Canada khi tiến hành nhập khẩu, bán và phân phối các sản phẩm giày dép đều mong đợi sự hỗ trợ kinh doanh cũng như sự tuân thủ các quy định pháp luật, các nỗ lực tiếp thị và quảng bá của các nhà cung cấp nước ngoài. Là một trong những quốc gia có giá trị nhập khẩu bình quân đầu người cao nhất, Canada hiện là thị trường mà rất nhiều nhà cung cấp giày dép muốn thâm nhập, điều này đồng nghĩa với sức ép cạnh tranh khốc liệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Vì vậy, để có thể chiếm lĩnh được thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần phải (1) cung cấp một dòng sản phẩm hoàn toàn mới; hoặc (2) cạnh tranh với các đối thủ khác về chất lượng, dịch vụ, giá cả, bao bì hoặc dán nhãn. Chìa khóa để thành công đó chính là phải xây dựng được một chiến lược marketing đầy đủ và hợp lí. Dưới đây là một số yếu tố bạn nên cân nhắc khi xây dựng chiến lược:
 

+ sản xuất và giao hàng mẫu nhanh;
+ Trả lời thư từ giao dịch nhanh chóng;
+ Giao hàng đúng hạn, đúng qui cách đã thỏa thuận;
+ tuân thủ những điều khoản đã thoả thuận hoặc sản xuất hàng đúng theo mẫu; nếu có thay đổi phải báo ngay cho người mua;
 
+ cung cấp hàng liên tục;
+ bảo đảm chất lượng với mức giá phải chăng; 
+ Vật liệu bao gói phù hợp cho vận chuyển quốc tế
+ Có phương tiện lưu kho và làm hàng thích hợp;
+ Khuyến mại, đặc biệt trong trường hợp bán sản phẩm mới;
+ có kiến thức về thanh toán quốc tế.

Ngoài ra, bạn phải chắc chắn là đại diện của mình thường xuyên liên hệ với người mua hàng; có khả năng nói và tiếng Anh lưu loát.

HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

Nhà nhập khẩu và một số nhà bán lẻ Canada thường đi khảo sát thị trường và các nhà cung cấp một năm một lần. Các chuyến khảo sát này thường trùng với thời gian các hội chợ, triển lãm nổi tiếng trên thế giới được tổ chức - đây cũng chính là nơi họ tìm hiểu về mẫu mã và xu hướng hiện hành.  Các hội chợ lớn tại Canada bao gồm Toronto Mode Accessories Show (http://mode-accessories.com), hội chợ duy nhất về phụ kiện thời trang nữ, quần áo hàng ngày và các sản phẩm thời trang khác. Bắt đầu từ năm 2008, hội chợ sẽ được tổ chức một năm ba lần. Hội chợ giày dép Toronto - Toronto Shoe Show (www.torontoshoeshow.com) được tổ chức vào tháng 8, trong khi Hiệp hội giày phía tây Canada tổ chức 4 hội chợ trong một năm để giúp các nhà bán lẻ tìm hiểu phong cách sử dụng giày dép đang thịnh hành nhất. Hội chợ Giày dép mùa xuân Vancouver 2009 - Vancouver Spring 2009 Footwear Buying Market (www.wcsa.ca/Events) cũng được tổ chức trong tháng tám.

Để biết thêm chi tiết các hội chợ thương mại truy cập website của TFO Canada và Mạng tin tức hội chợ thương mại (www.tsnn.com). Bạn cũng nên tham khảo đại lý, khách hàng của mình và Thương vụ để được hướng dẫn chi tiết về bộ chứng từ, chi phí và lợi ích khi tham dự hội chợ thương mại. Lưu ý rằng TFO Canada không cung cấp thư mời hỗ trợ bạn được cấp visa mà bạn phải đề nghị người mua hoặc đơn vị tổ chức xác nhận bạn đã đăng ký tham dự hội chợ.

NHÀ NHẬP KHẨU 

Hiện có hơn 200 nhà sản xuất giày dép ở Canada, trong đó các nhà sản xuất lớn tập trung ở Québec và Ontario. Các cơ sở này chuyên sản xuất các sản phẩm thuộc da và không thuộc da và các loại giày mùa đông. Sự đa dạng về sắc tộc và khí hậu/thời tiết của Canada ảnh hưởng rất nhiều đến ngành công nghiệp giày dép như kích cỡ, xuất xứ hàng nhập, màu sắc... Trong khi giới trẻ nhiều nước thích các loại giày thoải mái, hợp thời trang và sẵn sàng trả giá để mua hàng chất lượng cao thì giới trẻ Canada lại có xu hướng mua các loại giày giá thấp. Tuy nhiên, đối với các loại giày thể thao, thì càng đắt tiền lại càng được thanh thiếu niên Canada cho là "hợp thời".

Bạn phải đặc biệt lưu tâm tới yếu tố khí hậu (các mùa) của Canada vì đây là đất nước có 4 mùa/ năm với nhiệt độ thay đổi theo từng mùa - mùa đông thì lạnh và nhiều tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt còn mùa thu và mùa xuân thì nhiều mưa. Điều này ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng ví dụ mùa đông thì giầy cao cổ ấm và chống nước được tiêu thụ nhiều. Nhu cầu giày da và dép xăng-đan đi làm được nhiều người dùng vào mùa xuân (tháng hai-tháng tư). Mùa hè (tháng năm - tháng bảy) là mùa của sandal, giày thể thao vì đây là thời gian người Canada tập trung tham gia các hoạt động ngoài trời. Khi thời tiết chuyển sang thu (tháng tám - tháng chín), đánh dấu sự trở lại của mùa khai trường nên giày dép dành cho thanh thiếu niên được tiêu thụ nhiều. Cuối thu (tháng mười - tháng mười hai), giày mùa đông bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. Trong mùa Giáng sinh/ năm mới, giày dép đi làm và dự tiệc lại trở nên phổ biến.
 

Tìm kiếm người mua hàng: Thâm nhập vào một thị trường mới không phải là điều đơn giản, nhưng với một chiến lược kinh doanh rạch ròi và chi tiết, bạn sẽ gặt hái được thành công. Nhà nhập khẩu Canada luôn dành cho bất kỳ người xuất khẩu nào một cơ hội thể hiện ấn tượng tốt đầu tiên. 

Hãy tận dụng cơ hội này để quảng bá sản phẩm mà bạn có thế mạnh nhất. 
Những thông tin mà bạn cần phải cung cấp là ảnh sản phẩm, giá cả, đặc điểm sản phẩm, giấy chứng nhận chất lượng, ảnh nhà xưởng. Internet là công cụ cần thiết để bạn liên lạc với nhà nhập khẩu Canada vì vậy, việc xây dựng một website hoặc thư điện tử sẽ cho phép bạn luôn sẵn sàng cung cấp thông tin khi khách hàng quan tâm đến sản phẩm của bạn. Nếu bạn không liên lạc nhanh chóng hoặc không chứng tỏ năng lực của mình, thì bạn sẽ hoàn toàn mất khách hàng đó. Tìm kiếm khách hàng đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn và luôn cam kết đúng hạn, bảo đảm chất lượng và giá cả hợp lý. Việc hẹn gặp với một đại lý hoặc đại diện là rất cần thiết nhất là trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. 

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn tìm kiếm được khách hàng tại Canada: 
+ Tham dự hội chợ trong nước hoặc trong khu vực.  Ngoài ra, hội chợ quốc tế cũng là nơi để bạn hiểu rõ nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Nếu không thể tham dự, bạn nên liên lạc với đơn vị tổ chức để xin danh sách các công ty tham dự vì nhiều trong số đó chính là các nhà nhập khẩu. Khi tham gia hội chợ quốc tế, bạn phải thật nhạy cảm với những công ty khác vì họ luôn bận rộn với việc bán hàng của mình. Giới thiệu về công ty của bạn, để lại danh thiếp và tài liệu giới thiệu sản phẩm và hỏi liệu họ có thể dành một buổi để trao đổi trong thời gian bạn tham gia hội chợ không. Đừng cố gắng bán được sản phẩm ngay cho họ vì khả năng thành công là hoàn toàn không có. 
1. Toronto Mode Accessories Show 
220 Duncan Mill Rd., Suite 618 Toronto, Ontario, Canada M3B 3J5 
Tel.: (416) 510-0114 Fax: (416) 510-0165 
Internet: http://mode-accessories.com 

2. Toronto Shoe Show c/o Ontario Shoe Travellers Association 
Tel.: (416)444-0005 Fax: (416) 391-2928 
Internet: www.torontoshoeshow.com 

3. Vancouver Spring 2009 Footwear Buying Market c/o Western Canada Shoe Association 
Box 2585 M.P.O. Vancouver, BC, Canada V6B 3W8 
Tel.: (604) 220-5804 Fax: (604) 926-2024 
Internet: www.wcsa.ca/Events 

+ Tham khảo tư vấn của Thương vụ Việt Nam tại Canada để thu thập danh sách các nhà nhập khẩu, hoặc liên lạc trực tiếp với đơn vị nghiên cứu độc lập. Nói chung, càng nhiều người biết về công ty và sản phẩm của bạn thì càng nhiều khách hàng quan tâm tới. 
+ Tận dụng cơ hội khi có đoàn khảo sát tới. Bạn có thể liên hệ với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam hoặc tổ chức xúc tiến thương mại trong nước để lấy bản lịch trình của đoàn khảo sát. Hãy cho họ biết bạn sẵn sàng đón tiếp đoàn khảo sát nếu nhu cầu của họ phù hợp với khả năng cung cấp của bạn, và nếu có thể, liên lạc trực tiếp với họ để có một buổi làm việc riêng. 
+ Đăng ký mua danh sách nhà nhập khẩu Canada đã từng làm ăn với Việt Nam tại website danh bạ các nhà bán lẻ  (www.mondayreport.ca/mondayreport/drcc.cfm). 
+ Bạn cũng có thể có được danh sách các nhà nhập khẩu giày dép Canada trên Internet như website của Hiệp hội các nhà nhập khẩu giày dép Canada (www.ieCanada.com), các trang web của chính phủ Canada . www.ic.gc.ca/epic/site/footwear-chaussure.nsf/en/h_fw03139e.html;www.international.gc.ca/commerce/index.aspx?lang=en&menu_id=19&menu=#. 

Giao dịch với nhà nhập khẩu: 
Rất nhiều nhà nhập khẩu hoặc đại lý Canada muốn đến thăm xưởng sản xuất của nhà cung cấp để đánh giá năng lực, đảm bảo chất lượng hàng để từ đó xây dựng mối quan hệ làm ăn bền vững. Các nhà cung cấp phải duy trì liên hệ với người mua trong toàn bộ quá trình bán hàng và sau bán hàng. Ngoài việc cung cấp hàng có chất lượng, người mua luôn mong muốn nhà cung cấp xử lý hiệu quả các thủ tục xuất khẩu, cũng như chứng tỏ độ tin cậy, kinh nghiệm, và năng lực của mình. Đây chính là những yếu tố xác thực để hai bên đi đến một cam kết dài hạn trong quan hệ kinh doanh. Các nhà nhập khẩu Canada cho biết vấn đề lớn nhất khi giao dịch với những nhà cung cấp mới là họ thường muốn cung cấp một lượng hàng quá lớn so với nhu cầu của thị trường. Vì vậy, bạn phải lưu ý rằng sức tiêu thụ của thị trường Canada chỉ bằng khoảng 10% của thị trường Hoa Kỳ và do đó phải luôn sẵn sàng để hoàn thành những đơn đặt hàng nhỏ.
 
Trong lần giao dịch đầu tiên, nhà nhập khẩu Canada thường yêu cầu xem hàng mẫu trước. Hàng mẫu phải được gửi kèm theo giấy chứng nhận chất lượng do một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Ngoài ra, bạn cũng phải gửi một tờ khai nhập khẩu ghi rõ các chi phí có liên quan. Khi hàng tới Canada, hàng sẽ được thẩm định để đánh giá sự phù hợp với quy định và tiêu chuẩn chất lượng. Nếu nhà nhập khẩu chấp nhận hàng mẫu, họ sẽ đặt một đơn hàng nhỏ để thử. Nếu có bất kỳ sự điều chỉnh sản phẩm nào thì nhà nhập khẩu sẽ lại yêu cầu người xuất khẩu gửi hàng mẫu mới dựa trên thông báo về điều chỉnh đó.  

Lô hàng thử nghiệm được chấp nhận là phù hợp với hàng mẫu sẽ được gửi theo một lịch trình do hai bên thoả thuận. Nhà nhập khẩu cũng hướng dẫn người xuất khẩu về kích thước cũng như phong cách sử dụng các loại giày, dép đang thịnh hành tại thị trường. Nhà nhập khẩu sẽ sử dụng hàng mẫu để đánh giá sự quan tâm của người bán buôn và bán lẻ. Bạn cần lưu ý sức ép cạnh tranh từ các nhà cung cấp ở Hoa Kỳ và Mê-hi-cô bởi họ có nhiều lợi thế hơn như  chi phí vận chuyển thấp, thời gian giao hàng nhanh và cơ chế thanh toán đơn giản. Ngoài ra, những nhà cung cấp Bắc Mỹ lại rất am hiểu về thị trường Canada và các tiêu chuẩn kinh doanh tại thị trường này. Điều khoản được quy định trong hợp đồng thay đổi tuỳ theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Nhưng nhìn chung, giá thường được quy định là giá F.O.B cảng đến bao gồm cả chi phí đóng gói hoặc giá C.I.F nhà kho quy định. 

Phương thức thanh toán thường được các nhà cung cấp truyền thống sử dụng là CAD (cash against documents) - Phương thức đổi chứng từ trả tiền. Phần lớn các nhà nhập khẩu Canada không thích sử dụng phương thức L/C nhưng cũng sẵn sàng sử dụng các phương thức và điều khoản khác có lợi cho cả hai bên. Hợp đồng thường có điều khoản quy định rằng hàng hoá trước khi gửi đi phải được người mua kiểm tra và ký xác nhận trước. Nhà nhập khẩu Canada thường yêu cầu có điều khoản bảo hành trong trường hợp chất lượng hàng không đúng như quy định. 

Toàn bộ tiền hàng chỉ được thanh toán cho đến khi hàng được kiểm tra tại nước xuất khẩu hoặc tại điểm tập kết bởi chính người mua, đại lý hoặc một cơ quan độc lập có thẩm quyền. Khi đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài thì phương thức thanh toán ghi sổ nợ (open account) thường được sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí ngân hàng cho cả hai bên. Thời gian giao hàng, bao gồm cả thời gian vận chuyển đến kho hàng của nhà nhập khẩu phải được thoả thuận trước và buộc hai bên phải tuân thủ chặt chẽ. Sản phẩm giày dép nhập khẩu khi đã có tiếng về chất lượng thì sẽ được cấp thương hiệu và nhãn hiệu. Đây sẽ là những đặc điểm giúp khách hàng dễ dàng nhận ra sản phẩm và ghi nhớ đó là mặt hàng có uy tín.

CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM TRA HÀNG HOÁ 
Chất lượng và khả năng cung cấp phải được duy trì liên tục; sản phẩm mà bạn cung cấp phải đảm bảo tính khả thi về mặt thương mại cho nhà nhập khẩu Canada. Liên lạc chặt chẽ cũng là điều kiện rất quan trọng vì nhà nhập khẩu Canada luôn cần sự phản hồi của người cung cấp. Hãy cố gắng luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi mà nhà nhập khẩu đưa ra, trả lời thông tin nhanh chóng, và đảm bảo rằng công ty của bạn có người nói được tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Các nhà bán lẻ lớn luôn đòi hỏi kết nối mạng Internet của bạn phải nhanh. Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của nhà nhập khẩu. Kích thước: Giày dép của Canada sử dụng theo khung kích thước của Mỹ. Các loại giày dép có giá trung bình đến cao thường có nhiều kích thước, kể cả kích thước phẩy năm. Kích cỡ châu Âu không tương thích với hệ thống của Canada. Ví dụ, giầy năm số 9 là kích thước phổ biến nhất ở Canada nhưng hệ thống kích thước giày của châu Âu lại không có. 

Hai hệ thống này cũng có sự khác biệt về chiều rộng và đường bao quanh của giày, mà cụ thể là giày châu Âu thường có chiều rộng lớn hơn và rộng rãi hơn so với giày của Canada. Chính vì vậy, bạn phải kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với chân người Canađa, từ đó có sự chuyển đổi kích cỡ cho phù hợp..  Điều này sẽ giúp bạn xác định xem các thiết bị hiện tại của bạn có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng tại Canada hay không; hay bạn cần phải đầu tư để mua các thiết bị mới. Chất lượng: Độ bền và hình dáng bên ngoài là hai yếu tố để nhà nhập khẩu Canada xác định chất lượng giày dép. Tất cả các bộ phận nên được thử nghiệm về độ mài mòn, độ cứng, độ dính, độ mềm dẻo, độ mất màu, và khả năng chống lại điều kiện khắc nghiệt của khí hậu. 

Ví dụ, đế ủng mùa đông nên duy trì được độ mềm dẻo ở nhiệt độ - 40oC. Khách hàng Canađa sẽ từ chối những loại giày dép kém phẩm chất mà dễ nhìn thấy từ bên ngoài. Hầu hết những tranh chấp giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu nảy sinh đều liên quan đến chất lượng. Nhãn hiệu: Những nhãn hiệu giày dép phổ biến như Nike, Reebok hay Adidas độc chiếm phân đoạn thị trường giày thể thao ở Canađa. Nhãn hiệuTimberland có vị trí mạnh trong chủng loại giày dép ngoài trời (outdoor footwear), kế đến là Kodiak và Terra là nhãn hiệu giày dép được nhiều người dân lao động sử dụng. Sorel và Kamik là nhãn hiệu giày chống thấm nước của Canađa. 

Nếu bạn có thể kết hợp được với những nhà nhập khẩu có tên tuổi, bạn có thể thu lợi từ vòng quay sản xuất dài, giá mua cao, được tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm trên toàn thế giới, được bảo đảm về nguyên phụ liệu, trở thành một phần của mạng lưới các nhà sản xuất quốc tế và quan trọng hơn là nâng cao được sản phẩm của chính mình trên thị trường nội địa. 

BAO BÌ VÀ VẬN CHUYỂN 
Ngoài xe tải, đường biển là phương thức nhập khẩu hàng chủ yếu của Canada, thường là  container 20-40'. Các lô hàng nhỏ thường được một hãng tàu hoặc vận tại gom lại theo phương thức Gom hàng lẻ  (LCL). Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada yêu cầu bộ chứng từ nhập khẩu phải có hóa đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, tờ khai nhập khẩu... Kể từ khi, Hải Quan Canada quy định thuế suất hàng nhập theo nước xuất xứ thì giấy chứng nhận xuất xứ là tài liệu rất quan trọng cho cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu. 

Bao bì bên ngoài: Bạn phải thống nhất cách đóng gói hàng, kích thước bao bì, trật tự dỡ hàng trong côngtenơ, giấy dán ở bao bì ngoài cùng, số lượng từng mặt hàng trong các bao bì nhỏ. Côngtenơ hàng phải được đóng dấu hoặc in chữ bằng mực chống thấm nước ít nhất ở hai mặt nêu rõ mã hàng... Vì nhà nhập khẩu thường sử dụng chính bao bì đó để vận chuyển hàng tới kho bãi, nên bao bì phải thật chắc chắn để có thể vận chuyển nhiều lần. Bao bì có thể tái sử dụng được nhà nhập khẩu Canada ưa dùng hơn so với loại dùng một lần nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường. Cách đóng gói cũng rất quan trọng vì các bao bì bên trong có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng hàng cũng như việc vệ sinh và quảng bá sản phẩm của nhà nhập khẩu. Nếu bạn sử dụng bao bì không thích hợp, nhà nhập khẩu sau đó sẽ từ chối tiếp tục kinh doanh với bạn. 

DÁN NHÃN 
Việc dãn nhãn cho hàng nhập khẩu phải phù hợp với các tiêu chuẩn tại Canada. Bạn nên hỏi ý kiến tư vấn của nhà nhập khẩu về bản phác thảo dán nhãn trước khi in. Nếu có bất kỳ yêu cầu về dán nhãn không được thực hiện, hàng hoá sẽ không thể tiêu thụ được trên thị trường. Việc tra đổi hoặc gắn thêm những nhãn bổ sung sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Phần mô tả hàng nhập khẩu phải được dãn nhãn riêng và phải được viết bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Nhà nhập khẩu trong trường hợp này phải có trách nhiệm về việc dán nhãn. Hình ảnh và bản mô tả trên nhãn sản phẩm phải phù hợp với nội dung bên trong gói hàng. 
Bao bì bên ngoài phải được ghi đầy đủ những thông tin sau:
+ thương hiệu; + số sản phẩm; + trọng lượng tịnh, kích thước và số lượng + ngày hết hạn; + tên và địa chỉ nhà nhập khẩu; + UPC/PLU..., giúp phân biệt từng sản phẩm; + số lô hàng

 

Quý khách có thể đăng ký tham dự Hội chợ tại:

VIET GREEN MEDIA& EVENT - Green TRADEFAIR, Green BUSINESS
Công ty tổ chức sự kiện & hội chợ chuyên nghiệp hàng đầu Châu Á
T: +84-4-36285414 | F:+84-4-36285415 | H:+84-989313339
E: vietgreenmedia@gmail.com  | info@tochuchoithao.com

Các bài viết khác

BACK TO TOP